Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

NÓI KHÔNG VỚI CÁI XẤU TRÊN SÂN GÔN


Gôn, như mọi người thường nói, là môn thể thao quý tộc, không phải bởi dành cho người thừa tiền lắm của, mà bởi tinh thần mã thượng, tôn trọng bạn chơi, luật chơi và đề cao sự công bằng.
Tuy nhiên, trên sân gôn cũng xảy ra nhiều trái ngang mà đạo đức của môn thể thao này không cho phép, lắm lúc làm cho cuộc chơi không còn đẹp lung linh nữa.
Gần đây làng gôn đất Việt rộ lên chuyện một gôn thủ gian lận trong một giải gôn ở miền Trung để được đi nước ngoài. Anh chàng này hôm đó đánh được âm 6 gậy, nên dẫn đầu bảng. Khi xướng tên người lĩnh giải, bạn chơi cùng nhóm mới giật mình: đánh bể thế sao có kết quả tốt vậy? Thì ra khi kết thúc cuộc chơi, mọi người không để ý mà vẫn ký bảng điểm của nhau, dù kết quả không đúng như thực tế. Tranh cãi lập tức nổ ra, cả ngoài đời lẫn trên diễn đàn mà người đó là thành viên. Trước bằng chứng xác thực, người này đồng ý là đã ghi sai bảng điểm và đồng ý sẽ thông báo cho Ban tổ chức biết để hủy kết quả. Chuyện chỉ có vậy, và mọi người để nó chìm vào lãng quên vì dù sao người sai cũng đã nhận lỗi, có biện pháp sửa sai. Đột nhiên gần đây chuyện này lại bị xới lên ầm ĩ.
Thì ra, anh chàng kia đang chuẩn bị xách gậy sang “xứ chuột túi” đánh gôn, như là một phần thưởng từ trò gian lận mà mình chủ xướng. Những người yêu gôn, kể cả bạn thân anh chàng kia không chấp nhận cách ứng xử đó và tẩy chay không chơi chung, không làm bạn nữa. Diễn đàn gôn kia ra bức thư chối bỏ tư cách thành viên của người này như một lời cự tuyệt với thói gian lận và thiếu tinh thần cao thượng.
Lúc trà dư tửu hậu, bạn hỏi: “Nói thật, mày ăn gian mấy gậy”. Trả lời: “Chỉ 2 gậy thôi, 4 gậy kia xin”. Xin – cho đàng hoàng không phải gian lận đâu nhé! Mà những chuyện này không phải không phổ biến. Nhiều đến nỗi, tại một số giải, người ta có thể điểm danh nhóm nào có triển vọng đoạt giải nhất bởi nhóm đó toàn là bạn thân, họ có thể đồng lòng ghi toàn điểm tốt cho nhau. Điều buồn cười ở chỗ, có nhóm đoạt luôn giải nhất, nhì, ba của bảng. Ban tổ chức chẳng có cách nào khác buộc phải cài caddy “nhà” vào đó để theo dõi. Bạn của người viết kể, trong một giải chung kết gôn, một người chơi chung vừa có điểm bogey xong đề nghị: “Em ghi par anh nhé. Còn của anh ghi gì cũng được, mình ở khác bảng mà, lo gì”. Điều này không hiếm đâu và có người đã gật đầu hoặc nhắm mắt làm ngơ. Vì cái lợi trước mắt, con người dễ thỏa hiệp lắm. Đó cũng là lý do mà gần đây các giải gôn được tổ chức sao cho các gôn thủ cùng bảng đánh chung nhóm, cũng là cách giám sát lẫn nhau khi mà sự không ngay thẳng vẫn còn tồn tại đâu đó trong cộng đồng chơi gôn.
Tại một giải gôn ở khu vực Đồng Nai cách đây khá lâu, có một chuyện tương đối hi hữu. Do có khiếu nại từ người chơi gôn nên Ban tổ chức vào cuộc, tra hỏi caddy, mới hay gôn thủ nọ cố ý quên ghi rất nhiều gậy, thậm chí còn đánh thử trên fairway. Bạn chơi cùng nhóm dường như quen việc này rồi nên không phản đối. Để mang lại công bằng cho người khác, Ban tổ chức buộc phải đến tận nhà thu hồi lại Cup nhất bảng và đồng hồ thưởng đi kèm. Cup thì trả, còn đồng hồ thì nói không được vì đã lỡ cho tài xế. Điều bất ngờ là người đứng kế sau gôn thủ này trên bảng xếp hạng lại là nhà tài trợ đồng hồ. Cuối cùng, trước sự quyết liệt của Ban tổ chức, Cup và phần thưởng bằng hiện vật được thu hồi và trao cho người xứng đáng.
Ăn gian trong thi đấu đã là tệ rồi, còn mang bạo lực lên sân gôn thì môn thể thao này lại mang tiếng xấu khó phai mờ. Đó là việc một chuyên viên cấp vụ ở một cơ quan nhà nước đã ra đòn khiến caddy phải nhập viện khẩn cấp. Rõ rang đạo đức đã có biểu hiện xuống cấp, từ xã hội nay len lỏi đến tận sân gôn, nơi mà ứng xử và đạo đức còn được đề cao hơn cả luật lệ. Hẳn nhiên việc này làm xấu hổ những người chơi gôn chân chính và ai cũng lên án. Khi chuyện xảy ra, nhiều người giật mình thấy chẳng cá biệt lắm, xuất hiện nhiều trên sân gôn dù ở cấp độ nặng nhẹ khác nhau.
Hoặc thậm chí có gôn thủ còn nhảy bổ vào nhau trên green chỉ vì tiếng bấc tiếng chì. Rồi từ mặt nhau, chẳng bạn bè từ đây.
Nói đi cũng phải nói lại. Khi việc gian lận hay sự xuống cấp trong hành xử với nhau sinh sôi thì những người tử tế cũng có phần lỗi. Nhiều người chơi cùng thấy bạn mình gian lận, hay cư xử chưa phải phép cũng chép miệng cho qua, “ôi dào, không phải chuyện của mình, tính nó thế”. Nhiều người khi ký vào bảng điểm mà không chú ý kiểm tra, so sánh, đến khi có chuyện thì lên tiếng phản đối.
Điều này đã đẩy Ban tổ chức vào thế khó xử. Bởi theo luật, bảng điểm đã được ký và nộp hợp lệ nên không thể hủy kết quả. Vụ việc xảy ra ở sân gôn miền Trung vừa qua để tranh giải đi “xứ chuột túi” đánh gôn là minh chứng điển hình cho trường hợp này. Sự dung túng hay thỏa hiệp, dù vô tình hay cố ý của bạn chơi gôn dĩ nhiên để lại hệ lụy tiêu cực cho môn thể thao đầy tính cao thượng này.
Chẳng ai yêu thích hay khuyến khích sự nảy mầm và phát triển của tiêu cực nên mỗi thành viên chơi gôn cần có thái độ ứng xử đúng đắn, luôn nói không với cái xấu dù trên sân gôn hay ngoài sân gôn. Và xin đừng nhắm mắt làm ngơ nữa, vì như vậy, mình cũng có phần lỗi với người khác và sự phát triển lành mạnh của môn thể thao mới mẻ này.
PHƯƠNG NGHI

THEO NHỮNG BƯỚC CHÂN CỦA TIGER WOODS


Tiger Woods là ngôi sao số một tại giải, xét về mọi phương diện, từ sự quan tâm của người hâm mộ, đến công tác truyền thông với các đài truyền hình và lực lượng bảo vệ an ninh. Đi theo Tiger luôn là một đoàn người rồng rắn, hàng ngàn người đến xem, nhất là vòng cuối, chen chúc nhau với tiếng hô “Tiger! Tiger!” thỉnh thoảng vang lên.
Không chỉ là thần tượng, trong trái tim của người viết, Tiger Woods còn là một điều gì đó rất đặc biệt. Mỗi giải gôn có anh tham gia tôi đều cố gắng tranh thủ xem, lúc truyền hình, khi online, hoặc đọc bản tin liên quan. Phong độ trồi sụt lên xuống của anh luôn làm tôi thắc thỏm, lo lắng và hay tự động viên mình: phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi. Tôi thích Rory với khuôn mặt trẻ con, cú swing tuyệt đỉnh của anh nhưng trái tim lại nhường chỗ cho Tiger mất rồi. Do vậy, khi nghe tin Tiger sẽ tham dự giải CIMB Classic ở Malaysia, tôi biết mình phải làm gì: Sắp xếp công việc để lên đường đi gặp anh!
Với sự giúp đỡ của tòa soạn Golf Ngày Nay, tôi liên hệ với bộ phận truyền thông giải, gọi là PGA Media để đăng ký tham dự giải với tư cách phóng viên ảnh và viết bài. Tất cả được thực hiện qua website, dễ dàng nhưng rất chi tiết. Điều đáng ngạc nhiên là, thông qua hệ thống đăng ký này, phóng viên có thể tham dự bất cứ giải nào do PGA tổ chức hằng năm trên toàn thế giới, chỉ với vài cái nhắp chuột để lựa chọn giải mình ưa thích mà thôi. Với tư cách là phóng viên ảnh, tôi được Ban Tổ chức cấp cho tấm thẻ “inside-the-ropes” để đi vào fairway, chứ không phải chen chúc đi theo đường nhựa (car path) như người hâm mộ khác.
Giải CIMB Classic đã được tổ chức sang năm thứ ba nhưng hai lần trước không để lại tiếng vang nhiều vì không có ngôi sao danh tiếng tham gia. Do vậy, năm nay, Tiger Woods tham gia thi đấu là một điều đặc biệt. Mọi người xì xào với nhau: “Chắc tiền phí tham dự phải trả cho ngôi sao này không ít”. Đáp lại tin đồn trên, ông Datuk Seri Nazir Razak, CEO của Tập đoàn CIMB khẳng định trên báo chí rằng, nhà tổ chức “tuân thủ theo quy định của PGA, không trả phí tham dự cho bất cứ gôn thủ nào, kể cả Tiger Woods”. Trong khi đó, chỉ đánh một trận 18 lỗ biểu diễn cùng với Rory McIIroy ở Quảng Châu, Trung Quốc vào ngày 30/10 vừa qua, hai ngày sau khi CIMB Classic kết thúc, Tiger được nhận tới 2 triệu USD (khi mà Rory chỉ được 1 triệu USD). Ngoài ra, nhà tổ chức cũng chi bộn tiền để được Golf Channel phát sóng trên toàn cầu. Điều khá đặc biệt là, duy nhất chỉ có một bình luận viên của kênh truyền hình gôn thuộc hãng NBC này đi theo Tiger trong từng lỗ, điều mà không gôn thủ nào trên sân có được. Có lẽ cả nhà tổ chức và kênh truyền hình đều biết sự hấp dẫn không thể cưỡng nổi về mặt truyền thông của Tiger.
Người yêu gôn đến xem giải phần lớn cũng vì Tiger Woods, như tôi và tất cả những người Việt Nam đã gặp ở đây.
Tiger Woods là ngôi sao số một tại giải, xét về mọi phương diện, từ sự quan tâm của người hâm mộ, đến công tác truyền thông với các đài truyền hình và lực lượng bảo vệ an ninh. Đi theo Tiger luôn là một đoàn người rồng rắn, hàng ngàn người đến xem, nhất là vòng cuối, chen chúc nhau với tiếng hô “Tiger! Tiger!” thỉnh thoảng vang lên. Trong khi đó, các gôn thủ nổi tiếng khác như Kavin Na, Bo Van Pelt, Nick Watney… cũng chỉ được khoảng vài chục fan hâm mộ. Thật ra, ai xếp chơi chung với Tiger ngoài vinh dự ra còn chịu không ít áp lực. Đặc biệt là từ số cổ động viên của Tiger nhiều khi tỏ ra quá phấn khích. Chẳng hạn, sau khi Tiger gạt xong cú đầu tiên, cả đoàn người rùng rùng bỏ chạy sang bệ phát bóng kế tiếp để giành chỗ vì họ biết rằng cú đẩy bóng tiếp theo của Tiger không còn gay cấn nữa, và cũng mặc cho người chơi cặp của Tiger đang tập trung để cứu par trên green. Chẳng biết Ben Crane có tự cảm thấy mình là người may mắn hay xui xẻo khi được đánh chung với Tiger những hai vòng! Tiger Woods cũng là tay gôn duy nhất trên sân lúc nào cũng kè kè tháp tùng bởi 4 nhân viên an ninh địa phương được thuê bởi Ban Tổ chức, và một anh chàng người Mỹ cao lớn áng chừng trên 100kg. Về đến lỗ cuối của vòng đấu, Tiger lại còn được một đoàn đông đảo cảnh sát ùa vào sân theo sau bảo vệ.
Tác giả ngồi sau lưng Tiger. Phía xa, Tiger đang tập trước khi đánh bóng. Ảnh: Pháp Nguyễn
Tại giải CIMB Classic, khán giả hâm mộ không khỏi ngạc nhiên khi các gôn thủ được quyền nhặt và lau bóng sau khi làm dấu, rồi tự do đặt bóng trong vòng 1 gậy nhưng không gần cờ hơn (preferred lies), với điều kiện bóng ở trên fairway hoặc khu vực có cỏ cắt ngắn. Quy định này còn được gọi là luật mùa đông (winter rules), do PGA Tour cho phép áp dụng như là luật địa phương (local rules) nhằm bảo vệ sân tại vùng hay có mưa, mặt sân ẩm ướt. Điều này tương tự như ở sân Sông Bé có vài chỗ cắm biển preferred lies ngay trên fairway, nên bạn có thể áp dụng điều luật này để di dời bóng mà không bị phạt. Như mọi gôn thủ khác, Tiger Woods luôn nhấc bóng lên lau chùi, rồi nhẹ nhàng đặt xuống, kể cả khi bóng của anh nằm bên rìa green. Dĩ nhiên vị trí đặt bóng bao giờ cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cú đánh tiếp theo.
Việc sử dụng gậy của Tiger Woods lắm khi gây bất ngờ cho khán giả. Ở vòng cuối, tại lỗ 17, bóng của Tiger nằm mép green, dốc xuống rất thấp, khoảng cách đến cờ khoảng 12 yard, anh lốp bóng bổng lên cao đến cả 7 mét, bóng rơi bịch xuống green, từ từ lăn xuống rồi nằm vắt ngang dốc, cách lỗ 2 yard. Cả rừng người xung quanh green sau phút nín thở, gào rú vang lừng cả góc sân: “Tiger! Tiger!”. Tiger bước vào green, đầu cúi xuống để che giấu nụ cười trắng xóa của mình. Chắc anh cảm thấy mình là người hạnh phúc nhất lúc này. Tôi cùng Ngô Thanh Sơn bàn luận về cú lốp bóng vừa rồi, cùng chẳng hiểu tại sao anh lại chọn giải pháp thế, trong khi có thể gạt hoặc chíp lăn để bóng có thể ôm cờ. Andrew Hùng Phạm cùng chứng kiến cú đánh này, có cách nhìn khác. Tiger Woods được quyền preferred lies nên anh đặt bóng trên cỏ và do vậy đã sử dụng kỹ thuật lốp bóng để nó không lăn nhiều. Phải làm chủ được kỹ thuật mới dám thực hiện như thế.
Trên bệ phát bóng, Tiger tôn trọng sự yên tĩnh tuyệt đối. Tôi chứng kiến hai lần, lúc đang back swing, gậy đã hạ xuống rồi mà Tiger Woods vẫn dừng lại chỉ vì một con bướm nhỏ chập chờn bay qua, hay tiếng tách của một chiếc máy chụp ảnh vang lên không đúng lúc. Đó quả thật là một thứ để học, đừng vội vã với cú swing của mình.
Về đến nhà với tấm thân mệt nhoài, người đen nhẻm như chàng bán than, nhưng trái tim của tôi luôn rộn rã vì được gặp thần tượng của mình, song hành cùng với anh trên mọi lỗ gôn, tất cả ba vòng. Giờ đây ngồi thẫn thờ bên bàn làm việc, nhớ đến cái cúi mặt kín đáo giấu nụ cười rạng rỡ khi người hâm mộ hô vang “Tiger! Tiger!” trên green, nhớ từng sải chân mạnh mẽ hướng về phía trước của anh, tôi hình dung tới bước chân của một con báo (puma) chứ không phải con hổ (tiger).
Hẹn gặp nhé Tiger! Năm sau tại đây, Kuala Lumpur.
Bài và ảnh: TRẦN DUY CẢNH

CHƠI GÔN CÙNG LỊCH SỬ


MacKenzie đã phác thảo đồ hình sơ bộ của sân. Song, thành công về sau của sân gôn này không chỉ nhờ vào tài năng của ông mà còn một phần nhờ Eric Apperly trong việc hoàn thành bản thiết kế khi MacKenzie rời Australia.
Nằm trên những vách đá gồ ghề ở ngoại ô La Perouse, New South Wales Golf Club (NSWGC) nhìn ra vịnh Botany, nơi thuyền trưởng trứ danh James Cook thực hiện chuyến hải trình đầu tiên đến Australia trên con tàu SS Endeavour vào năm 1770. Tuy nhiên, với các gôn thủ, thì chuyến viếng thăm của một người Anh tiên phong đầy gan dạ khác mang lại ý nghĩa lịch sử cho vùng đất này.
Trong chuyến thăm Australia chóng vánh vào năm 1926, nhà thiết kế sân gôn huyền thoại, tiến sĩ Alister MacKenzie đã đến La Perouse và tán tụng về tiềm năng xây dựng một sân gôn tuyệt đẹp nơi đây. Rung động trước cảnh quan xung quanh, ông tuyên bố rằng “New South Wales sẽ trình làng khung cảnh hùng vĩ hơn bất cứ sân gôn nào trên thế giới, có thể chỉ trừ sân Cypress Point của Mỹ”. Các gôn thủ ngày nay tiếp tục thực hiện “những chuyến hành hương đến vùng đất thánh” này để thử sức trước một sân gôn do tự nhiên kiến tạo, Thái Bình Dương bao quanh và được định hình bởi bàn tay vĩ đại.
NSW là sự kết hợp tuyệt diệu của các fairway lượn sóng, cảnh vật đẹp mê hồn và Hội quán tráng lệ – một tác phẩm của sự hòa hợp giữa kiến trúc truyền thống và tiện nghi đẳng cấp 5 sao. Không lâu sau lễ khai trương của sân vào năm 1928, Tạp chí “Golf in Australia” đã miêu tả NSW “chỉ cần bàn tay của thời gian nữa là có thể trở thành tột đỉnh của sự hoàn hảo”. Quả thật, bàn tay của thời gian đã hoàn thiện kiệt tác này và dù chưa chắc là “tột đỉnh của sự hoàn hảo”, nhưng NSW đã tiến đến gần mức này như bất kì sân gôn nào ở Australia. MacKenzie đã phác thảo đồ hình sơ bộ của sân. Song, thành công về sau của sân gôn này không chỉ nhờ vào tài năng của ông mà còn một phần nhờ Eric Apperly trong việc hoàn thành bản thiết kế khi MacKenzie rời Australia. MacKenzie bỏ lại NSWGC khi sân gôn này chưa có một bẫy cát nào. Và Apperly được giao trách nhiệm bố trí chướng ngại vật trong khi các đường gôn đã định hình. Dù rằng các bẫy được đặt sau đó không phải là phong cách thiết kế điển hình vốn nổi tiếng của MacKenzie nhưng chúng lại tôn thêm sự hoành chỉnh của bản thiết kế và rất phù hợp với cảnh quan tự nhiên.
Apperly cũng đã thay đổi đồ hình của sân trong những năm về sau. Thay đổi lớn nhất trong những năm 1930 là dời bệ phát bóng của lỗ gôn thứ 5, và kiến tạo lỗ gôn thứ 6 nổi tiếng thế giới. Ban đầu, bệ phát bóng của lỗ gôn thứ 5 được đặt trên một đụn cát nhô cao, phía bên trái của vị trí hiện tại và có thể nhìn thấy đường bờ biển Cape Banks đầy đá lởm chởm. Sau khi quân đội tái chiếm một số vùng đất ven biển trong Đệ nhị Thế chiến, bệ phát bóng được dời vào sâu trong đất liền, khiến nó trở nên thẳng hơn. Từ bệ phát bóng, người chơi không thể nhìn thấy mục tiêu và cú phát bóng xuyên qua một khe suối, lên green nhỏ xíu nằm trên một khu gò cao, rộng lớn. Từ đỉnh của fairway, lỗ gôn đổ dốc xuống gần 30 mét hướng đến một green nhỏ bé và Thái Bình Dương bao la. Khung cảnh fairway đổ dốc và sóng biển đánh vào bờ như thế đã trở thành khung cảnh hùng vĩ nhất làng gôn Australia.
Lỗ gôn thứ 7 lên dốc và hướng từ biển vào trong cũng là một lỗ gôn tuyệt vời khác.
Một loạt lỗ gôn dọc biển nữa thuộc 9 đường sau, từ số 13 đến 16 cũng thuộc đẳng cấp thế giới với các lỗ par-4 khó khăn nằm dọc theo các vách đá.
Đẹp nhất trong số này là lỗ gôn thứ 14. Không có thời gian giải lao, tiếp theo là lỗ gôn thứ 15, khó nhất của sân, đòi hỏi một cú phát bóng mạnh, thẳng. Thông thường, cú phát bóng lệch mục tiêu có nghĩa là phải đánh lại trong khi một cú phát bóng tốt đưa bạn đến vị trí có tầm nhìn quang đãng về một khu green cực đẹp. Mà để có được nó Apperly đã phải cho dịch chuyển gần 100 mét từ chỗ khác đến vị trí hiện tại. Nói một cách ngắn gọn, đây không đơn thuần là một sân gôn mà còn là nơi trải nghiệm thiên nhiên khó có thể quên.

GÔN LÀ MỘT PHÉP THỬ TÍNH CÁCH


Chỉ đến cuối buổi lễ trao giải Hãng luật và luật sư tiêu biểu năm 2012 được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội ngày 27/8/2012, tôi mới có dịp trò chuyện cùng luật sư Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC và Tổng Giám đốc công ty Luật SMIC. 
Câu chuyện lúc đó vô tình chỉ xoay quanh về gôn - một đề tài không liên quan gì đến pháp luật cả. Sinh ra tại Vĩnh Phúc vào thời điểm đất nước thống nhất năm 1975, sau khi tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội, Trịnh Văn Quyết dấn thân vào nghề luật, nhưng cũng thử thách đam mê kinh doanh của mình. Ít ai ngờ rằng, ở độ tuổi chưa đầy bốn mươi, anh đã vượt lên trước so với bạn bè đồng trang lứa cả về nghĩ suy và sự tích tụ trải nghiệm khắc nghiệt của thương trường. Gặp lại anh khi những cơn gió heo may đưa mùa đông về với Hà Nội, tôi cảm nhận một nội lực đáng nể đằng sau thân hình mảnh mai của một doanh nhân - luật sư…
Luật sư TRỊNH VĂN QUYẾT
Chủ tịch FLC Group và Công ty Luật SMIC
- Sinh ngày 27/11/1975, tốt nghiệp Đại học Luật Hà Nội 1999.
- Handicap tháng 11/2012: 10. Thành viên Câu lạc bộ gôn Vân Trì (Hà Nội)
Golf Ngày Nay (GNN): Là người đứng đầu một tập đoàn lớn kinh doanh đa ngành, trong đó có đầu tư xây dựng và vận hành sân gôn, anh đánh giá như thế nào về tiềm năng kinh tế gôn ở Việt Nam?
LS Trịnh Văn Quyết (TVQ): Tôi nghĩ bây giờ gôn đã được thừa nhận không chỉ là môn thể thao mà còn là một ngành có thể mang lại những lợi ích, đóng góp không nhỏ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các dự án gôn sẽ góp phần vào việc tạo lập môi trường xanh, đóng góp cho ngân sách, chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng, giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương và thúc đẩy ngành dịch vụ, du lịch phát triển, tạo thuận lợi cho phát triển các dự án đầu tư và bất động sản.
Nhìn ra bên ngoài, gôn đã là môn thể thao rất thịnh hành, với hơn sáu mươi triệu người chơi ở hơn 36.000 sân gôn trên toàn thế giới, trong đó tập trung chủ yếu ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, ngoại trừ sân Đồi Cù (Đà Lạt) được thiết kế từ trước năm 1954 và sân gôn 9 lỗ tại Gia Định (cũ), thực tế môn thể thao này cũng mới chỉ được du nhập từ những năm 90 khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa và hội nhập. Theo số liệu thống kê không chính thức, số lượng người chơi gôn ở Việt Nam cũng mới chỉ dừng lại ở con số khoảng 10.000 người, tức chỉ cứ 9000 người Việt Nam mới có một người chơi gôn. Về số lượng sân gôn, cả nước hiện có 29 sân gôn đã đi vào hoạt động và 61 sân gôn nằm trong quy hoạch xây dựng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. So với các nước trong khu vực và thế giới, đây quả là những con số rất khiêm tốn. Nói ra những điều này để thấy tiềm năng kinh tế gôn ở nước ta còn rất lớn.
GNN: Trong điều kiện nền kinh tế đang ở thời kỳ khủng hoảng, vậy tình hình triển khai các dự án gôn của Tập đoàn FLC hiện nay như thế nào?
TVQ: Hiện nay, tại Hà Nội, FLC đang sở hữu hai sân tập gôn là FLC Golfnet1 và FLC Golfnet2, trong đó, FLC Golfnet2 được đánh giá là sân tập gôn lớn nhất Việt Nam với diện tích hơn 3ha, chiều dài mặt sân hơn 400 yard, chiều rộng hơn 200 yard, khu vực tập gôn gồm 90 line phát bóng trong nhà có mái che và hệ thống làm mát, hướng ra sân cỏ ngoài trời được trồng và chăm sóc cẩn thận, 5 green mục tiêu với nhiều cự ly, xa nhất là 300m, tạo cho người tập cảm giác như đang đánh bóng trên sân gôn thật.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đang tiến hành triển khai Dự án sân gôn - resort, khách sạn 5 sao, khu vui chơi giải trí cao cấp Hồ Cẩm Quỳ. Đây là dự án có quy mô 248,7 ha với tổng mức đầu tư khoảng 3.400 tỷ đồng, bao gồm tổ hợp vui chơi giải trí và sân gôn nằm trên vùng đất đồi tự nhiên, các khu resort spa và tắm khoáng tầm cỡ khu vực và thế giới. Kết hợp với các khu nghỉ dưỡng cao cấp là 241 căn biệt thự cao cấp và đặc biệt cao cấp với các dịch vụ hoàn hảo. Hiện chúng tôi đang tiến hành giải phóng mặt bằng, đến năm 2013 sẽ hoàn thành giai đoạn 1 của dự án. Dự kiến đến năm 2015, sau khi hoàn thành xong giai đoạn 2 của dự án, đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho khách chơi gôn đi cùng gia đình, bạn bè, ở lại các ngày cuối tuần, các dịp lễ Tết…, đồng thời cũng trở thành môi trường giao lưu giữa các thương nhân và chính khách. Du khách đến với sân gôn để được thoải mái, thư thái và thưởng thức tất cả các tiện ích mà khu quần thể này mang lại.
GNN: Tôi hơi ngạc nhiên là trong điều kiện phải điều hành cả hai doanh nghiệp có quy mô và mức độ tăng trưởng rất lớn, anh vẫn có thể chơi gôn ở trình độ cao. Cảm nhận của anh về môn thể thao này như thế nào? Nó có phải là cứu cánh giúp anh đạt được thăng bằng trước những áp lực cuộc sống?
TVQ: Gôn đã đem lại cho tôi sự cân bằng hoàn hảo, khi được hòa mình với môi trường thiên nhiên đích thực, giúp thư giãn tinh thần, rèn luyện sức khoẻ, trao đổi công việc, thắt chặt quan hệ với đối tác và là nơi mở ra những cơ hội đầu tư mới… Thành thực mà nói, gôn còn dạy con người ta biết tầm quan trọng của việc lên kế hoạch và cách đạt được nó. Những người chơi tốt sẽ biết cân nhắc và lựa chọn gậy trước khi thực hiện cú đánh để làm thế nào đưa bóng đến đúng mục tiêu và tiếp cận green. Nó cũng giống như việc lập kế hoạch kinh doanh và lựa chọn con người để thực hiện kế hoạch kinh doanh đó sao cho tốt nhất.
Kiểm soát cảm xúc là yếu tố sống còn trong môn chơi này, bởi vì bạn không thể kiểm soát tốt hay thực hiện chính xác một cú đánh bóng khi bạn đang phân tâm. Tính cách này tốt cho cả gôn và kinh doanh. Rất nhiều công ty đã đình đốn bởi sếp của họ luôn để cảm xúc chi phối và không làm việc tỉnh táo nên giữ được bình tĩnh là một lợi thế rất lớn.
Chơi gôn đòi hỏi phải tuân thủ luật chơi và luật sư như tôi lại càng phải đúng luật và giúp nhóm chơi tuân thủ luật (cười). Tôi nghĩ, một gôn thủ nếu gian lận trong chơi gôn, thì người đó có thể sẽ ứng xử như vậy ở bất kỳ lĩnh vực nào. Vì vậy, chơi gôn cũng là môi trường tốt để rèn luyện tránh xa những cám dỗ đời thường.
Rất nhiều người tin rằng, trước khi hợp tác với ai, họ sẽ chơi một vòng gôn với người đó. Đây là một phép thử rất hay bởi vì không ai giấu được tính cách thật của mình khi chơi gôn. Không có môn thể thao nào giúp ích cho công việc kinh doanh như gôn. Khi chơi gôn, doanh nhân có thể chia sẻ những khó khăn, thuận lợi trong kinh doanh để vượt qua những thách thức trên thương trường. Bên cạnh đó, chơi gôn còn thể hiện đầy đủ cá tính của người chơi, giúp cho doanh nhân hiểu thêm về đối tác và từ đó có được những quan hệ thân thiết bền vững hơn trong kinh doanh. Bởi thế, tôi chia sẻ với suy nghĩ, gôn là một phép thử tính cách tốt nhất. Với tôi, gôn là một phần tất yếu của cuộc sống và người chơi có thể soi mình ở trong đó…
HOÀI PHAN thực hiện // Ảnh: LÊ SƠN

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Golf – Văn hóa của doanh nhân thành đạt


Hình ảnh những golfer trên sân golf chính là hiện thân của lớp doanh nhân thành đạt luôn thách thức chính mình và luôn muốn tận hưởng những chuẩn mực tinh tế nhất của cuộc sống hiện đại.


Nhắc đến làng golf thành phố Hồ Chí Minh là phải nhắc đến anh Phạm Phú Ngọc Trai, Tổng Giám đốc Pepsico Vietnam, Phó Chủ tịch Hội Golf thành phố Hồ Chí Minh, một trong số ít tay golf kỳ cựu trong làng golf Việt. Cũng như nhiều doanh nhân thành đạt khác, anh đến với golf rất tình cờ để thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Nhưng dần dần "máu golf" thấm vào người, anh bắt đầu thật sự đam mê và nghiên cứu môn thể thao này hết sức nghiêm túc. Không chỉ am hiểu và đam mê golf, anh còn ra sức vận động để môn golf trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa doanh nhân hiện đại và đóng góp vào phúc lợi cộng đồng.


Giải Golf Pepsi của công ty hằng năm, cũng như giải golf Swing For Life của Hội Golf thành phố Hồ Chí Minh, luôn nhận được sự ủng hộ tối đa của các doanh nhân và qua đó đóng góp được những số tiền lớn cho các hội từ thiện. Với vẻ lãng tử đầy phong độ, sau những giây phút tập trung cao độ để quất gậy, anh chỉ đùa: "Phải ra sân trực tiếp thế này mới thấy các doanh nhân không còn đạo mạo nữa, mà mặt ai cũng nhăn như khỉ... khi đánh hỏng. Hãy thu băng lại những tiếng kêu thét rất thảm thế này! Không nơi nào có đâu!"

Sân golf là môi trường thiên nhiên đích thực để doanh nhân thư giãn tinh thần, rèn luyện sức khoẻ, trao đổi công việc, thắt chặt quan hệ với đối tác và là nơi mở ra những cơ hội đầu tư mới... Không có môn thể thao nào giúp ích cho công việc kinh doanh như golf. Có thể nói golf là môn thể thao vừa chơi vừa làm! Khi chơi golf doanh nhân có thể chia sẻ những khó khăn, thuận lợi trong kinh doanh để vượt qua những thách thức trên thương trường. Bên cạnh đó, môn golf còn thể hiện đầy đủ cá tính của người chơi, giúp cho doanh nhân hiểu thêm về đối tác và từ đó có được những quan hệ thân thiết bền vững hơn trong kinh doanh.


Anh Trần Lệ Nguyên - Tổng Giám đốc tập đoàn Kinh Đô chia sẻ: "Trước đây, các chuyến đi công tác ở nước ngoài của tôi thường rơi vào những ngày cuối tuần nên bạn bè hay đối tác làm ăn thường ra sân golf, còn mình thì ở khách sạn nên rất buồn. Sau này, tôi tập làm quen, và đến nay mặc dù công việc rất bận nhưng tuần nào tôi cũng thu xếp để ra sân chơi golf. Nhờ vậy mà những lần đi công tác nước ngoài sau này, tôi có thể cùng bạn bè ra sân nên cảm thấy rất vui và thân thiện hơn. Một cuộc hẹn hò bình thường giỏi lắm kéo dài vài giờ, còn đối với golf, bạn có thể có 5-6 giờ liền trên sân để cùng với bạn chơi, đối tác để chinh phục từng lỗ golf. Thật là thú vị!"

Sân golf cũng là nơi doanh nhân có thể áp dụng bất cứ kỹ năng nào của kinh doanh để thành công!", anh Nguyễn Vy Minh, một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực khách sạn và spa, cũng là một tay golf kỳ cựu chia sẻ. Do đối tác của anh đa phần là doanh nhân Đài Loan, những gì người thường xuyên bàn công việc trên... sân golf, nên anh đã tập làm quen với môn thể thao này. Lúc đầu anh chỉ định chơi vì công việc, nhưng sau đó phát hiện ra rằng mình đã si mê golf như điếu đổ. Anh bắt đầu tìm sách vở, băng đĩa về học, nhưng vẫn chưa "đã", nên cuối cùng đành mời một ông thầy về kèm riêng.

Anh cho biết: "Golf thể hiện rất rõ tính cách con người mình. Người điềm dạm hay nóng nảy đều thể hiện ở trên sân golf. Golf là một cuộc chơi tính toán đường dài, cũng giống như kinh doanh. Những bước đi trước mắt chưa chắc là những gì tốt cho lâu dài. Mình phải có cái nhìn tổng thể, bao quát, đừng bị cuốn vào khoảnh khắc nhất thời mà quên đi bức tranh toàn cảnh...". Đối với anh, điều quan trọng nhất trong chơi golf là cách xử sự, trong sân có nhiều người chơi, nên mỗi người phải tuân theo những quy tắc ứng xử chung. Sự mất tập trung là một điều tối kỵ trong môn thể thao này. Suy cho cùng, golf vốn dĩ được sinh ra để dành cho những người có đầu óc kinh doanh và đam mê thử thách...

Người ta thường nói khi chơi golf doanh nhân có cơ hội mở rộng kinh doanh. Điều này có thể đúng, tuy nhiên, chưa có một con số thống kê cụ thể nào cho thấy bao nhiêu doanh nhân đạt được những hợp đồng làm ăn khi chơi golf. Cũng chưa có một thống kê nào nói lên tỉ lệ số doanh nhân đến với môn golf này là do đi tìm thêm cơ hội làm ăn. Riêng anh Lý Quý Trung, Tổng giám đốc điều hành tập đoàn Nam An (Phở 24) thì anh đến với môn này chỉ đơn giản vì anh cảm thấy đã đến lúc cần nghỉ ngơi giải trí trong một môi trường thể thao mới, phù hợp với sức khỏe và thời gian của mình hơn. Thực vậy, môn tennis mà anh từng gắn bó hơn 25 năm nay có vẻ không còn đủ sức hấp dẫn để kéo anh ra sân mỗi chiều thứ 2-4-6 như trước đây.

Có nhiều lý do để anh có sự thay đổi này nhưng lý do lớn nhất có lẽ là do môi trường yên tĩnh và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà sân golf mang lại. Với anh, đi giữa sân golf giống như đi giữa vườn thượng uyển với muôn vàn loài hoa, ao hồ, trời mây bao la thoáng mát. Tầm nhìn của người chơi được nới rộng mấy trăm yard, bù lại cái không gian chật hẹp của các dãy nhà cao tầng mà hàng ngày doanh nhân phải "nhìn". Và một khi đã bắt đầu làm quen với môn thể thao này, anh lại khám phá ra nhiều điều thú vị khác bên cạnh cái không gian rộng rãi, thoáng mát của sân golf.

Đó là "trí tưởng tượng" mà người chơi golf phải sử dụng khá thường xuyên với hầu như tất cả các cú đánh của mình. Điều này khác hẳn với nhiều môn thể thao khác, chủ yếu phải phản xạ càng nhanh càng tốt. Trái lại, môn golf đòi hỏi người chơi phải chậm rãi, thư giản và "tưởng tượng" trước cú đánh của mình. Và sự "tưởng tượng" này chính là hơi thở của không ít doanh nhân.

Thực tế thú vị:
  • Ở Mỹ, một doanh nhân chơi tennis thì đó là hạng doanh nhân chỉ bàn các hợp đồng một triệu đô, còn chơi golf thì người ta tức khắc xếp hạng anh ta vào cỡ chục triệu đô la trở lên.
  • Một doanh nhân Mỹ phải có hai tiêu chuẩn: biết đánh golf và biết điều khiển một phương tiện giao thông, đó là... máy bay.
(Sông Thu)

Cac loai san Golf tren the gioi


Trong số hàng chục ngàn sân golf đang hoạt động trên toàn thế giới, có thể nói không có sân nào giống sân nào. Có một câu hỏi thường được nhiều người đặt ra là ngoài những yếu tố tự nhiên (địa hình, khí hậu), cơ sở kỹ thuật hạ tầng và quyền lợi của người tham gia thì người chơi nghiệp dư làm sao chọn được một sân golf phù hợp với mình?
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 36 ngàn sân golf và hơn 60 triệu người chơi golf tại hơn 140 quốc gia. Giá trị kinh tế golf bao gồm một số thành phần cơ bản có liên quan với nhau như sân golf, hàng hóa, dịch vụ vận hành sân golf, du lịch golf, bất động sản…
Trong số hơn 60 triệu người chơi golf trên thế giới, chỉ có khoảng 5 – 10%, tức là chừng dưới sáu triệu người là dân chơi chuyên nghiệp, hằng năm ra nước ngoài tham dự các giải thi golf. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, lượng người chơi chuyên nghiệp có xu hướng giảm đáng kể, nhưng số người chơi golf nghiệp dư ngày càng tăng thêm.
Nếu là người chơi nghiệp dư, có thể bạn không có đủ thời gian chơi 18 hố, cũng có thể bạn không thích những hố golf dài, chỉ muốn chơi sân golf có hố par 3 (ba gậy) thôi. Trong trường hợp ấy thì nên chọn lựa ra sao?

Nếu bạn yêu thích cảm giác dạo chơi ở những sân golf có khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đẹp mê hồn hay chỉ muốn chơi golf ở những sân golf ven biển để thử thách cảm giác mạnh thì nơi nào là địa điểm thích hợp nhất? Mời bạn cùng tìm hiểu những kiểu sân golf đặc trưng dưới đây để tìm nơi thỏa mãn yêu cầu của mình.
Phân loại theo quyền hạn tham gia
Sân golf cộng đồng (public) là sân golf dành cho tất cả mọi người, không có phí hội viên, người chơi chỉ phải trả phí sân cỏ (green fee). Bất kỳ ai cũng có thể trả phí thấp để vào chơi golf.
Các sân này phổ biến ở những nước phát triển, thường do Nhà nước hoặc chính quyền địa phương xây dựng nhằm tạo điều kiện để mọi người dân đều có thể chơi golf.

Ngoài ra, cũng có những sân do tư nhân xây dựng nhưng với quy mô lớn hơn. Loại hình sân golf này hiện chưa xuất hiện tại Việt Nam.
Sân golf bán tư nhân và nghỉ dưỡng (semi-private & resort) là sự kết hợp giữa hình thức hội viên và khách vãng lai. Khách chơi golf có thể lựa chọn cách đóng phí chơi golf theo ngày hay mua thẻ hội viên dài hạn.
Đây là dạng sân phổ biến nhất tại châu Á và nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hội viên và khách nghỉ dưỡng tại khu resort được ưu tiên chơi golf vào những giờ chính, những đối tượng khác chỉ được chơi golf vào những giờ nhất định với mức phí khá cao.
Sân golf tư nhân (private) chỉ dành riêng cho các hội viên và khách của hội viên. Loại hình sân golf này thường có phí hội viên cao để giới hạn số lượng, đảm bảo chất lượng phục vụ và nhu cầu riêng tư của hội viên.

Đặc điểm của những sân golf này là có vị trí gần trung tâm thành phố mà ở nước ta, điển hình là các sân golf Vân Trì (Hà Nội), Thủ Đức (TP.HCM), Twin Doves (Bình Dương).
Phân loại theo yếu tố môi trường
Sân golf gò cát (links course) là sân nằm gần bờ biển, tọa lạc trên những dải cát mỏng, thảm cỏ, cồn cát và luôn có gió lớn quanh năm. Gọi là sân golf dạng links vì những yếu tố này được liên kết với nhau.
Sân gò cát có fairway nhấp nhô, nhiều cồn cát với bẫy cát sâu, rất ít hoặc không có cây cối. Đại diện cho sân golf loại này ở Việt Nam là The Dunes (Đà Nẵng), Sea Links (Bình Thuận). Ở Anh, đó là những sân golf huyền thoại như St Andrews, Turnberry…

Sân golf công viên (parkland course) là loại sân được ưa chuộng và thông dụng tại những nước có nền công nghiệp golf phát triển như Hoa Kỳ, châu Âu, có đặc điểm là trong khu vực tồn tại nhiều cây to cổ thụ, bụi cỏ, fairway xanh tốt quanh năm, được chăm sóc kỹ lưỡng.
Các hố cát cũng được bố trí với mật độ dày đặc để tạo ra độ khó cho sân. Đa số sân golf công viên thường được bố trí sâu trong đất liền, nhưng cũng có một số sân được xây dựng gần bờ biển.
Sân golf nghỉ dưỡng (resort course) thường thấy tại các khu du lịch, nghỉ dưỡng, được sở hữu hay quản lý bởi các công ty kinh doanh khách sạn, resort. Các sân này có vị trí tự nhiên rất độc đáo và được thiết kế đẹp mắt với cây cối xanh tươi, bụi rậm thấp, hồ nước, nhiều hố cát nông.

Đặc biệt, đường fairway được xây dựng rộng rãi, chủ yếu để tạo sự thư giãn cho người chơi. Ví dụ điển hình của loại sân này ở Việt Nam là Vinpearl Golf Club tại Nha Trang.

Sân sa mạc (desert course) chủ yếu được xây dựng trên những vùng đất hoang mạc, khô cằn. Nhìn từ xa, sân golf giống nhưốc đảo xanh nổi lên giữa sa mạc rộng lớn.
Đặc điểm địa hình của sân golf sa mạc là có hồ nước với các khu đất cát lớn nhấp nhô xung quanh fairway, tô điểm bởi các cây cọ, xương rồng. Kiểu sân golf này rất thịnh hành chủ yếu tại khu vực Tây Nam Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, sân golf Sông Bé với lỗ golf số 3 được xem là xây dựng theo loại hình này.
Sân golf cổ (heath-land course) cũng nằm sâu trong đất liền nhưng có fairway rộng, quanh co và xuyên suốt sân với nhiều bụi rậm, cây nhỏ xen kẽ nhiều cây lớn xung quanh. Sân golf cổ có tương đối nhiều tại Anh, Ireland, điển hình là sân Walton Heath, nơi từng tổ chức giải Ryder Cup.

Phân loại theo độ dài
Sân golf 18 hố có tính truyền thống, được thiết kế với chín hố trước và chín hố sau. Tổng chiều dài của sân khá đa dạng (phải có chiều dài ít nhất 5.200 yard, par 66) và tùy thuộc vào số lượng các hố par 3, 4, 5 và chiều dài của chúng.
Sân golf chín hố không có đủ diện tích như sân 18 hố nhưng vẫn có đủ các hố chuẩn par 3, 4, 5 với chiều dài theo quy định. Để chơi hết một vòng 18 hố ở những sân golf này, bạn phải chơi hai lần.
Sân golf thực hành (executive course) thường chỉ có chín hố được thiết kế với nhiều hố chuẩn par 3 và một vài hố par 4 hoặc par 5.
Sân golf par 3 cũng có chín hố, nhưng được thiết kế chỉ có các hố chuẩn par 3, rất thích hợp với những người mới bắt đầu chơi golf vì dễ kiểm soát khoảng cách và để tập đánh những cú bóng ngắn (short game).

SÔNG THU/DNSGCT

Golf - Thu vui thoi thuong hay co hoi kinh doanh


Hơn 500 năm phát triển với ước tính khoảng trên dưới 100 triệu người chơi trên thế giới như hiện nay, golf đang dần dần trở thành 1 môn thể thao thời thượng – đáng được “ngưỡng mộ” bởi cả người chơi golf lẫn người chưa biết gì về golf.
Quang cảnh thiên nhiên đẹp như mơ với những sườn cỏ xanh mượt mà như nhung và những hố cát (bunker) trắng tinh, cùng với hình ảnh quý phái, nhàn nhã và lịch lãm của các “quý ông”, “quý bà” không chỉ có tác dụng làm đẹp cho các trang tạp chí mà còn là cái gì đó mơ hồ nhưng mãnh liệt, khơi gợi rất nhiều thôi thúc và đam mê trong tư tưởng của bất cứ 1 cá nhân nào được cho là “thành đạt” trong xã hội.
Tại Việt nam, trong khoảng thời gian gần 10 năm trở lại đây, golf cũng đã và đang “soán đẹp” ngôi vương của tennis và nghiễm nhiên trở thành 1 môn thể thao có nhu cầu và sự quan tâm rất cao – đặc biệt là đối với giới doanh nhân, tài chính, ngân hàng, bất động sản, chuyên gia nước ngoài và cả với các đối tượng là thanh niên trẻ, năng động, hiện đại trong các công ty, doanh nghiệp trên cả nước.
Đối với “giới làm ăn”, sân golf còn là 1 nơi lý tưởng để gặp gỡ và thiết lập quan hệ với “các đối tác có cùng đẳng cấp”, nhằm tìm kiếm các cơ hội kinh doanh hiệu quả và bền vững cho doanh nghiệp của mình. Trong quá trình hợp tác hoặc cho dù là mới sơ giao, một lời mời cùng đi chơi golf vào cuối tuần sẽ là 1 món quà ý nghĩa, đầy thiện ý và “có sức nặng”. Một không gian thoáng đãng, sang trọng nhưng cũng đủ riêng tư và thân thiện cho những lời chào mời, giới thiệu và đàm phán giữa các bên.
Tuy nhiên, được mệnh danh là “môn thể thao quý tộc”, golf luôn luôn là 1 thử thách đáng giá đối với bất cứ ai lỡ đam mê và có ý định bước chân vào với cái “món” thời thượng này.
Chi phí ban đầu dành sắm sửa 1 “bộ đồ nghề coi cho được” cũng đã ngốn 1 khoản đầu tư không nhỏ. Giày, vớ, găng-tay, băng tay, nón, mắt kính, túi xách và 5 – 7 cây gậy mà có khi chỉ cần “chấm” 1 món thôi thì chủ nhân tương lai của nó cũng đã phải chấp nhận 1 cái bill lên đến vài ba ngàn dollar là chuyện bình thường.
Bắt đầu tập luyện thì phải “mua” bóng để “vụt”, thuê huấn luyện viên để hướng dẫn kỹ thuật; khi lành nghề rồi thì lại phải “boa” cho caddie (người phụ vác gậy), thuê xe điện. Nếu không phải là hội viên hoặc là khách mời của hội viên thì chi phí vào sân dành cho “khách vãng lai” ít nhất cũng vào tầm trên dưới 100 USD cho 1 lần chơi.
Nhưng đã “đi chơi golf” mà không có sẵn vài ba tấm thẻ hội viên (membership) thì không thể gọi là sành điệu hay đẳng cấp được. Vừa để thể hiện, vừa có cơ hội khám phá các thử thách khác nhau của từng sân golf được thiết kế hầu như là hoàn toàn khác nhau.
Đây là khoản đầu tư đáng giá nhất đối với 1 tay golf.
Thường thường bậc trung thì một cái thẻ hội viên cũng không thể nằm dưới con số tối thiểu từ 30.000 cho đến 50.000 USD. Tùy vào điều kiện và đẳng cấp của sân, thẻ hội viên có thể lên đến gần 150.000 USD cho 1 hội viên. Có thẻ hội viên xong cũng chưa phải là hết, chủ thẻ còn phải chi ra ít nhất là 1.000 đến 2.000 USD / năm được gọi tên là “phí thường niên” nữa.
Mỗi sân golf chỉ phát hành 1 số thẻ hội viên giới hạn. Cho nên khi cần thì thẻ hội viên cũng có thể được mua bán, trao đổi và chuyển nhượng lại cho người khác. Chơi chán sân này rồi thì bán lại quyền sử dụng thẻ cho người mới, tìm mua thẻ hội viên của sân khác mà thử thách kỹ năng vụt golf của mình.
Đẳng cấp, nhiều cơ hội, nhưng tốn kém! Đó là 3 từ chính xác nhất để có thể tóm gọn được đầy đủ nhất về “golf”.
Tuy nhiên, tin vui là gần đây, các doanh nghiệp tầm cỡ có đối tượng khách hàng là doanh nhân cũng thường hay có chương trình khuyến mãi, hỗ trợ khách hàng, giúp chia sẻ và biến đam mê của khách hàng thành hiện thực.
Ví dụ như với chương trình “Sở hữu thẻ ANZ Platinum và cơ hội chơi golf miễn phí sân tập (green fees) và người hỗ trợ (caddie fees)” ở 10 sân golf cao cấp trên cả nước, của ngân hàng ANZ Việt Nam (www.anz.com\Vietnam). Không những vậy, khách hàng còn được những ưu đãi khác kèm theo, như 5% tiền mặt tặng lại trên hóa đơn ăn uống vào cuối tuần, thêm 3% tặng lại khi chi tiêu tại các đối tác của ANZ Platinum vào mỗi thángvà miễn phí thường niên năm đầu tiên cho chủ thẻ ANZ Platinum mới .
Golf- Thú vui thời thượng hay cơ hội kinh doanh? (1)

Mặc khác, nếu nhìn nhận Golf là 1 môn thể thao thuần túy, thì nó lại là 1 môn thể thao rất đặc biệt, không mang tính đối kháng trực tiếp, và “đối thủ chính” cần phải chiến thắng chính là bản thân của người chơi. Phải cực kỳ khéo léo, tập trung cao độ và phải có kỹ năng phán đoán, tính toán chi li cho từng đường swing, dựa vào địa hình, vật cản, hướng bóng và cả sức gió nữa.
Thoạt nhìn, chơi golf có vẻ như là 1 thú vui tao nhã và nhẹ nhàng cứ như đi dạo. Thực chất, đây là môn thể thao vừa có thể giúp thư giãn, giảm stress và có giấc ngủ ngon vừa mang lại những ích lợi có một không hai – đặc biệt là với những người “có liên quan” đến với các bệnh tim mạch, vì chơi golf có thể giúp làm giảm lượng cholesterol và kiểm soát được áp lực máu.
Golf còn có thể giúp xương chắc khỏe, bổ sung vitamin D, làm đẹp da, và đặc biệt là …. giảm cân! Một vòng golf 18 lỗ đủ cho bạn phải “lang thang” đi bộ suốt 5 – 6 giờ đồng hồ và sẽ đốt cháy cho bạn ít nhất là 1.000 kg calo. Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà ngày càng có nhiều “bóng hồng” cùng tham gia làm sáng bừng trên những khoảng sân golf sành điệu.
Vì vậy, “danh chính ngôn thuận” thì golf, cùng với chương trình khuyến mãi hấp dẫn này của ANZ sẽ vừa là cơ hội cho quý ông, quý bà có thể rèn luyện thể chất tuyệt vời một cách sành điệu, vừa là cánh cửa mở ra rất nhiều các cơ hội đáng giá với các mối quan hệ uy tín và bền vững trong kinh doanh.
Tất cả đều có thể bắt đầu từ tấm thẻ thành viên và tâm trạng sảng khoái trên 1 khoảng sân đẹp tuyệt vời, đầy nắng gió của golf.
Theo TTVN

Global Elite Consulting Corporation Tai Tro Giai Golf Thai Viet



TOUR BRIEF:

·         Timing: Shot gun 11h30 Sun 5th June
·         Location: Twin Doves Golf Course – Binh Duong - Vietnam
·         Golf Tour rate: 30USD (Dinner and Drink) + 70USD (Green + Caddy) / Golfer – Pay at check-in Twin Doves
Division A: Official & TVG Handicap: 0 –28: Champion, 1st Runner up, 2nd Runner up.
Division B: Callaway: Official Handicap above 28 and Non Handicap: Champion, 1st Runner up, 2nd Runner up.
Longest drive: 2 prizes, each prize is 1 Tailor Made Burner Driver (Hole Mare 4 and Hole Luna 6)
Nearest to Pin: 3 prizes, each prize is 1 trophy (Hole Mare 5, Hole Luna 5 and Hole Luna 8)

Sponsorship list: (to be updated)
·         1 Golf trip package for next TVG tournament in Thailand by TAT;
·         76 T-shirt, 76 Caps, 8 boxes x 12 balls; 1 Rossa Daytona putter by Thai Royal Consulate in HCMC;
·         2 drivers by Ms. Mai Vi - HimLam Proshop;
·         10 golf fee discount voucher by Twin Doves Golf Course;
·         2,000,000 VND by Thai Hoa Industry Park – Long An;
·         20 shoe packs by Mr. Luu Quyet Tien;
·         05 set of Panasonic table lamps by Mr. Luong Vinh Sanh – Cty Phước Thạnh
·         Tournament banner by Cty DraftFCB;
·         1 Glove, 1 Cap, 1 Red Wine and 10 presents by Mr. Nguyen Dang Duy Nhat – GECC;
·         50% Price discount for TVG Cap by Mr. Pham Doan Hung – Hao Hung Cap Company;
·         1 Callaway traveling bag and 1 Srixon traveling bag by Mr. Somboon – Chairman of Thai Business Association;
·         Each Golfer 1 tube of Plusssz Orange by Mr. Truong Quoc Chi – Advance Distribution Company;
·         500 USD by Mr. Nguyen Xuan Quang - Nam Long Real Estate Company (We use that for the rest of expenses)

GOLFER LIST (Shot gun at 11h30): Hole number to be informed as check-in

1.        Mr. Mai Van Nghia – 0937668889 – maivannghia@twindovesgolf.com                                         HDC18 TWD
2.        Mr. Pham Huy Linh Vu – 0903912667 - phamvu@tandaiphusy.com.vn                                         HDC15 LT
3.        Mr. Ly Vinh Hung - 0909158988 - hl@lyprodan.com                                                                       Callaway
4.        Mr. Liao Wen Chang – 0903336562 - skychang168@yahoo.com.tw                                              Callaway
5.        Mr. Huynh Buu Son – 0913839226 - buuson2003@yahoo.com                                                      HDC28 SGGA
6.        Mr. Tran Quang Huy – 0903669932 - kimkhanhtv@yahoo.com_                                                    HDC19 LT
7.        Mr. Luong Vinh Sanh – 0903842666 – sun@nanophuocthanh.com                                               Callaway
8.        Mr. Tran Thanh Phi - 0903932601 - phil@glassegg.com                                                                 HDC16 SB
9.        Mr. Tien Dang Quoc Tien (AB Bank)                                                                                                HDC24 TWD
10.       Mr. Huynh Quoc Hung - 0903500212 - hung223danang@yahoo.com                                             HDC 25 Montgomerie
11.       Mr. Pham Ngoc Minh – 0903908725 - minhqk7@yahoo.com.vn                                                    Callaway
12.       Mr. Tran Luu Cuong – 0903823682 –                                                                                               HDC25 LT
13.       Ms. Dang Thi Kim Anh – 0987778201 - tqc.twa@hcm.vnn.vn                                                                                      HDC31 TWD
14.       Ms. Lam Thuy Dai Trang – 0903610246 - daitranglam@yahoo.com                                               Callaway
15.       Ms. Dao Thi Nhi Hoa - 0903809090 – kt-hoadao@yahoo.com                                                                                      Callaway
16.       Mr. Pham The Hoang – 0903737780 – pedrohwangfam@yahoo.com                                             Callaway
17.       Mr. Truong Quoc Chi – 0903907223 - tqc.twa@hcm.vnn.vn                                                                                          HDC8 TWD
18.       Mr. Nguyen Xuan Quang – 0903806243 – ngxquang@yahoo.com                                                 HDC12 TD
19.       Mr. Pham Duc Nguyen – 0946666889 ducnguyenymy@gmail.com                                             HDC18 LT
20.       Mr. Le Long Duc                                                                                                                               HDC12TD
21.       Mr. Luu Quyet Tien - 0989881822 - tiennam@gmail.com                                                                HDC24 TWD
22.       Mr. Nguyen Tien Phuong – 0913754672 – sounthern@southern.com.vn                                       HDC25 DN
23.       Mr. Huynh Quang Bau – 0989881666 - hqbaus@gmail.com                                                                                         21HDC LT
24.       Mr. Nguyen Dang Duy Nhat – 0908117247 - nhatndd@gmail.com                                                 HDC23 LT
25.       Mr. Suchai Kosriyarakvong – ksuchai@hotmail.com                                                                     HDC 21 TD
26.       Mr. Teera                                                                                                                                           Callaway
27.       Mr. Yongyuth                                                                                                                                    Callaway
28.       Mr. Seehavoot (H Kim)                                                                                                                     Callaway
29.       Mr. Niwat                                                                                                                                           Callaway
30.       Mr. Jakthep                                                                                                                                       Callaway
31.       Mr. Praween                                                                                                                                      Callaway
32.       Mr. Chanatpong                                                                                                                                Callaway
33.       Mr. Bhakavat Tanskul – 08.39327637 / 8 - bhakavat@hotmail.com                                               Callaway
34.       Mr. Chavis Chauychoo – 0933188188 -  pcc0707@gmail.com                                                                                    HDC 21 LT
35.       Mr. Pichai Raktasinha – 08.62913885 / 6 -  pichairaktasinha@hotmail.com                                 HDC 21 TVG
36.       Mr. Somboon Chotimanus                                                                                                                Callaway
37.       Mr. Pairoj Owmbunchoy: 0909886234 - pairoj_on@yahoo.com                                                                                    Callaway
38.       Mr. Thanun Anurakjunyong – 0903724245 - thanun@draftfcb.vn                                                    HDC 19 TVG
39.       Mr. Silparat Watthanakasetr - 0978701919 - WSilpara@scj.com                                                   Callaway
40.       Mr. Kajornsak Aunyamaneekul -                                                                                                      Callaway
41.       Mr. Vo Anh Minh - 0952255188 - voanhminh@yahoo.com –                                                                                        HDC10 TD